Glass Masquerade mang đến một trải nghiệm xếp hình hết sức ấn tượng dễ chơi và cũng dễ gây nghiện, mang đậm phong cách nghệ thuật. Điểm yếu lớn nhất của trò chơi có lẽ là số lượng màn chơi nhiều nhưng thời gian trải nghiệm tương đối ngắn, chỉ mất khoảng từ hai đến ba tiếng là hoàn thành. Bù lại, soundtrack lại là một điểm cộng lớn của trò chơi, khiến tôi phải đeo tai nghe vào để “phiêu” cùng giai điệu khi trải nghiệm. Nếu yêu thích trò xếp hình kinh điển “ngày xưa ta còn bé” thì đây là một tựa game mà bạn không nên bỏ qua.
Không chỉ vậy, Glass Masquerade còn khiến trải nghiệm phức tạp hơn khi đặt các mảnh ghép cố định ở những vị trí hay thậm chí là cắt nhỏ mảnh ghép ra, để khi nhìn vào người chơi tưởng chừng chúng không liên quan gì với những ô trống cần lấp đầy trong màn chơi trước mặt. Chỉ khi bạn “cầm lên” thì mảnh ghép đó mới xoay về đúng vị trí khớp của nó, gây không ít khó khăn với mục tiêu xếp hình của người chơi. Điều ấn tượng là những mảnh ghép đều được cắt thành những hình thù khá độc đáo với yếu tố trang trí đẹp mắt, nhiều màu sắc và trên hết là cực kỳ chi tiết.
Xem thêm:
http://sanhbai888.bangalog.com/bai-online/evoland-legendary-review
Ở góc độ người chơi, tôi còn nhận thấy nhà phát triển cực kỳ tinh tế trong việc thiết kế các hình kính mờ đẹp tuyệt vời với yếu tố “lừa tình” cực kỳ tinh vi mà phải một thời gian trải nghiệm bạn mới kịp nhận ra. Các mảnh ghép thường xuyên “biến hóa khôn lường” và khá ngược với cách chơi ngoài đời, buộc người chơi phải tìm cách ghép cho khớp hình dáng của mảnh ghép, chứ không phải chỉ nhìn vào ô trống để nhét mảnh ghép vào. Một số màn chơi có những mảnh ghép nhỏ nằm tách biệt, nhưng trò chơi lại sử dụng màu nền dễ gây nhầm lẫn là không phải vị trí xếp hình, dễ khiến người chơi bỏ qua cho đến khi xếp xong hết phần giữa thì mới phát hiện và nhận ra.
Giao diện của trò chơi cũng là một điểm cộng, với thiết kế gọn gàng và dễ điều khiển. Điều thú vị là Glass Masquerade khiến tôi khá ngạc nhiên khi trải nghiệm ở chế độ handheld với điều khiển bằng cảm ứng lại không dễ dàng bằng sử dụng tay cầm Joy-Con. Nhiều mảnh ghép quá nhỏ nên khi sử dụng ngón tay để di chuyển chúng vào vị trí cần game, vô tình ngón tay người chơi lại che mất màn hình, trong khi vòng khung để trò chơi xác nhận mảnh ghép đó khớp là cực nhỏ, chỉ cho phép sai số khoảng 1mm theo như nhẩm tính của tôi.
Xem thêm:
http://toppoker888.yamatoblog.net/bai-online/liar-blind-prince-review
Một vấn đề khác của trò chơi nhưng cũng đồng thời là tính năng khá hay là vị trí các mảnh ghép được đặt ở vị trí ngẫu nhiên khi chưa game, đồng thời được che mắt khỏi người chơi bằng cách chỉ hiện một cái bóng đen. Yếu tố này giúp tăng độ khó của màn chơi xếp hình, tưởng chừng đòi hỏi người chơi phải có chút tưởng tượng để xác định vị trí phù hợp của mảnh ghép ở một góc độ khác, nhưng nhanh chóng bị triệt tiêu bằng yếu tố cắt nhỏ mảnh ghép như đã đề cập ở trên.
Chưa kể, một số màn chơi mang cảm giác thiếu đầu tư và báo độ khó không chính xác. Một số màn chơi có độ khó thể hiện bằng năm chấm tròn tức là khó nhất, nhưng kỳ thực lại khá dễ và phần lớn đều dễ dàng xếp xong chiếc đồng hồ trong vòng từ 5 đến không tới 10 phút. Vấn đề của những màn chơi này là nhà phát triển sử dụng hình Art Deco đối xứng, tức là nếu bạn đã ghép được một hình tương tự bên trái thì mảnh bên phải cũng y chang vậy. Trong khi nhiều màn chơi độ khó chỉ ba hay bốn chấm tròn nhưng hình ghép không đối xứng nên khiến tôi mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành.
Trang chủ:
https://go88.blog