Namco Museum Archives Volume 1 và Volume 2 là phiên bản quốc tế của bộ sưu tầm game kinh điển từ thời 8 bit, trước đó vài tháng từng được phát hành tại thị trường Nhật Bản với tên gọi Namcot Collection.Việc phát hành những tựa game kinh điển từ các thời đại 8 bit hay 16 bit vốn không phải chuyện lạ, nhưng cách đặt tên những bộ sưu tầm của Bandai Namco trong trường hợp hai bộ Namco Museum Archives rất dễ gây nhầm lẫn. Cái tên Namco Museum đã từng xuất hiện trên rất nhiều nền tảng, có nhiều hậu tố biến tấu cái tên gốc này cũng như sự khác biệt về các tựa game đi kèm. Nói đâu xa, người chơi Nintendo Switch từng nhận được bộ Namco Museum vào giữa năm 2017 với 11 game đó thôi.
Namcot Collection nghe có vẻ lạ, nhưng kỳ thực Namcot là tên thương hiệu mà Namco sử dụng ngày xưa từ thời NES. Nó đúng tên đúng người, nhưng không hiểu vì lý do gì mà Bandai Namco lại quyết định đổi thành Namco Museum Archives, rất dễ gây nhầm lẫn với rất nhiều bộ sưu tầm khác sử dụng cái tên hao hao này. Chưa kể, thay vì phát hành thành một bộ sưu tầm lớn, họ lại chia nhỏ thành hai bộ Volume 1 và Volume 2. Trong đó, Namco Museum Archives Volume 1 có nhiều tựa game trùng với Namco Museum từng phát hành trên Nintendo Switch trước đây, mang cảm giác bình mới rượu cũ với người chơi nền tảng này.
Tin mừng là mỗi bộ Namco Museum Archives có kèm theo ít nhất một tựa game mới toanh. Trường hợp của Volume 1 là Pac-Man Championship Edition, nhưng không phải là cái tên từng phát hành trên nhiều nền tảng khác nhau. Thay vào đó, đây là phiên bản “demaster” xuống đồ họa 8 bit với lối chơi “nguyên bản”. Volume 2 thì “tỏa sáng” với Gaplus, phần tiếp theo của Galaga và thuộc series game Galaxian,
go88 pc ,“dân chơi” ngày xưa thường gọi là game bắn ruồi. Đáng chú ý, tựa game này chưa bao giờ được phát hành cho NES trước đây. Không khó để nhận ra đó kỳ thực là hai “ngôi sao sáng” của series Namco Museum Archives.
Ngược lại, so với cái tên trong Namcot Collection được phát hành tại thị trường nội địa đất nước mặt trời mọc, tôi cũng đôi chút thất vọng khi nhận ra các tựa game trong hai bộ Namco Museum Archives “hao hụt” khá nhiều. Đơn cử như không có Wagan Land ngày xưa tôi khá thích, hay Kaiju Monogatari mà trước đây bạn chỉ có thể trải nghiệm thông qua các bản chuyển ngữ fanmade nếu không biết tiếng Nhật. Ngược lại, trong số này cũng có vài cái tên “ngôi sao ít sáng” hơn một chút như Dragon Spirit: The New Legend hay Mappy-Land cùng vài cái tên khác mà một người từng có thâm niên chơi NES như tôi cũng không hề biết đến.
Đặc biệt, Namco Museum Archives Volume 2 có một tựa game mà có lẽ gần như người chơi NES nào ngày xưa cũng biết đến là Battle City. Đó chính là game bắn xe tăng theo cách gọi truyền miệng quen thuộc của “dân chơi” 8x và 7x “khi xưa ta bé”. Tương tự, Namco Museum Archives Volume 1 cũng đi kèm với “mèo bắt chuột” Mappy cũng “nổi tiếng” không kém gì bắn xe tăng. Các tựa game trong mỗi bộ Namco Museum Archives nếu không thuộc loại “cũ người mới ta” thì cũng “người thích kẻ ghét”. Đơn cử như người viết chỉ hào hứng với khoảng 1/3 trong số danh sách này của mỗi bộ. Những cái tên còn lại nếu không xa lạ thì cũng chưa hấp dẫn bằng.
Trang chủ:
https://go88.mobi/